Các tài liệu hữu ích về HPLC và dịch thuật

I/ Giới thiệu

Trước đây, khi tôi có nhu cầu tìm thêm các tài liệu liên quan đến hóa phân tích, nhất là mảng thực hành đối với HPLC và GC,  một người đàn em khóa dưới giới thiệu cho tôi hai ấn bản đặc biệt của hãng Shimadzu về LC (LC World talk). Thực sự tôi rất cảm kích em ấy vì đã giới thiệu hai tài liệu hay.

Nguyên bản tiếng Anh gồm:

Vol I: Introduction to HPLC

https://www.shimadzu.eu/sites/default/files/LC_World_Talk_Special_Issue_Volume1.pdf

Vol 2: Tips for practical HPLC analysis-Separation know-how

https://www.shimadzu.eu/sites/default/files/Tips_for_practical_HPLC_analysis-Separation_Know-how.pdf

Sau khi đọc xong tôi thấy đây là những tài liệu biên soạn súc tích, những kiến thức tôi xin khẳng định là hữu ích đối với những ai cần tìm hiểu về HPLC cả về lý thuyết nhất là thực hành, sẽ có nhiều điều bất ngờ với các bạn là sinh viên, dù đây chỉ là một phần kiến thức rất rất nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về HPLC, các loại cột, kĩ thuật mà thế giới đã phát triển trong lĩnh vực phân tích.

Ấn phẩm này viết không khó hiểu, có thể nói là dễ đọc nên nếu bạn đọc nào có thể dùng tiếng Anh trực tiếp thì tốt hơn là xem file pdf ở hai link trên.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin mạn phép dịch lại hai tài liệu quý giá này sang tiếng Việt để góp phần giúp một số bạn có thể tiếp cận dễ dàng với kiến thức về HPLC, vì tôi thấy hai tài liệu này thực sự lí thú và bổ ích, hơn nữa tôi cũng muốn rèn việc dịch thuật dù tôi biết sự chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt của mình vẫn còn hạn chế.

Trước khi đọc theo ý kiến cá nhân tôi, đây là tài liệu được biên soạn cho người dùng HPLC. Dù volume 1 là tài liệu nhập môn nhưng không phải dành cho người mới bắt đầu, trước đó người đọc phải tự trang bị một số kiến thức lý thuyết cơ bản nhất về hóa học, về sắc ký như các loại tương tác, số đĩa lý thuyết N, thời gian lưu, hệ số dung lượng k’, pha tĩnh, pha động,… (dù các kiến thức sẽ được nhắc lại một phần/hoàn toàn xuyên suốt tài liệu được biên soạn này).

II/ Một số lưu ý

  • Mỗi bài dịch được đăng ứng với mỗi chủ đề trong tài liệu.
  • Tôi sẽ không chú giải ở cuối bài trừ khi thực sự cần thiết, còn chú thích trực tiếp trong bài sẽ theo mẫu sau [nội dung chú thích]. Sau mỗi bài có thể tôi sẽ liệt kê một vài thuật ngữ Anh-Việt, thuật ngữ được nhắc đến lần đầu trong bài sẽ đuợc in nghiêng.
  • Các hình ảnh trong bài dịch tôi sẽ giữ y nguyên như trong tài liệu, tuy nhiên tôi sẽ tự thêm một số hình ảnh và có ghi nguồn để minh họa sinh động hơn cho bạn đọc.
  • Cách gọi tên của các nguyên tố và của các hợp chất hữu cơ, ion, muối tôi sẽ giữ theo kiểu tiếng Anh, không phiên dịch theo cách gọi tên theo quy ước Việt Nam. Ví du cụ thể, tôi giữ nguyên cụm từ acetic acid và tôi không dịch thành axit axetic, sodium chứ không dịch thành natri, nitrogen không dịch thành khí nitơ,.. để thống nhất. Nếu bạn đọc thấy bài dịch lai căng quá thì tôi mong các bạn thông cảm. 
  • Mọi thắc mắc và đóng góp về thuật ngữ, cách dịch hay những chỗ mà bạn đọc không rõ, đoạn mà tôi dịch sai ý của nguyên bản xin vui lòng bình luận ở cuối mỗi bài hoặc gửi về mail trong mục liên lạc để tôi có thể sửa kịp thời.
  • Các bạn có thể tìm đọc serie bài viết tại mục Archives trên wordpress hoặc click vào từng mục phía dưới (sẽ cập nhật dần).

 

III/ Mục lục

 Tập I: Nhập môn HPLC

  1. Sắc ký pha đảo (Reversed-phase Chromatography)
  2. Sắc ký pha đảo ghép cặp ion (Reversed-phase Ion-pair Chromatography)
  3. Dẫn xuất hóa trong HPLC (Derivatization in HPLC)
  4. Sắc ký pha đảo và sắc ký tương tác kỵ nước (Reversed-phase Chromatography and Hydrophobic Interaction Chromatography)
  5. Silica gel nhồi cột (Silica Gel Based Packing)
  6. Phương pháp phát hiện đo độ hấp thu (Absorptiometric Detection)
  7. Sắc ký ái lực (Affinity Chromatography)
  8. Sắc ký pha thường (Normal-phase Chromatography)
  9. Sắc ký trao đổi ligand (Ligand-exchange Chromatography)
  10. Giải thích thuật ngữ GLP/GMP: RSD (C.V.) (Explaining GLP/GMP Terminology: RSD (C.V.))
  11. Giải thích thuật ngữ GLP/GMP: Hệ số kéo đuôi, Độ phân giải (Explaining GLP/GMP Terminology: Tailing Factor, Resolution)
  12. Giới hạn phát hiện (Detection Limit)
  13. Bàn luận về LC-MS phần 1 (LC-MS Discussion) (part 1)
  14. Bàn luận về LC-MS phần 2 (LC-MS Discussion) (part 2)
  15. Bàn luận về LC-MS phần 3 (LC-MS Discussion) (part 3)
  16. Phân tách đường (Separation of Sugars)
  17. Phát hiện đường (Detection of Sugars)
  18. Phát hiện đường – Tiếp theo (Detection of Sugars) – Continued
  19. Đầu dò tán xạ bay hơi nhẹ (Evaporative Light Scattering Detector)
  20. Các phương pháp phân tích amino acid (Methods of Amino Acid Analysis)
  21. Phân tích các loại acid hữu cơ (Analysis of Organic Acids)
  22. Sắc ký rây phân tử/loại trừ kích thước (Size Exclusion Chromatography)

 

Tập II: Các mẹo trong việc thực hành phân tích HPLC-Bí quyết phân tách

  1. Chuẩn bị pha động (Preparation of Mobile Phases)
  2. Những khác biệt giữa acetonitrile và methanol trong sắc ký cột pha đảo (Differences between Acetonitrile and Methanol in Reversed Phase Chromatography)
  3. Chuẩn bị pha động-Tỉ lệ pha hỗn hợp dung môi (Preparing Mobile Phases -Solvent Mixing Ratio)
  4. Chuẩn bị dung dịch đệm (Preparing Buffer Solutions)
  5. pKa và cân bằng phân ly (pKa and Dissociation Equilibrium)
  6. Cấp độ nước (Water Grade)
  7. Sự thay đổi đường nền khi sử dụng dung môi acetonitrile có chứa TFA (Gradient Baseline for Acetonitrile Containing TFA)
  8. Sắc ký ghép cặp ion-Sự lựa chọn giữa alkyl sulfonate và perchloric acid (Ion-Pair Chromatography-Choosing between Alkyl Sulfonate and Perchloric Acid)
  9. Đo lường chính xác bằng cân điện tử (Measuring Accurately with Electronic Balances)
  10. Những nguyên nhân gây nên lỗi định lượng xuất phát từ sự tiêm mẫu (Causes of Quantitative Errors Originating in Sample Preparation)
  11. Những peak tạo thành do sự đuổi không khí trong dung môi mẫu (Peaks Caused by Dissolved Air in Sample Solvents)
  12. Ảnh hưởng của dung môi mẫu đối với hình dạng peak (Influence of Sample Solvent on Peak Shape)
  13. Những phương pháp kiểm tra cho sự gia tăng bất thường của áp suất lưu lượng dung môi (Check Methods for Abnormal Increases in Solvent Delivery Pressure)
  14. Phương pháp nội chuẩn (Internal Standard Method)
  15. Những công thức liên quan đến số đĩa lý thuyết (Formulas for Number of Theoretical Plates)

12 thoughts on “Các tài liệu hữu ích về HPLC và dịch thuật

  1. cảm ơn anh, bài viết rất hay. mong anh tiếp tục update trong thời gian tới.
    chúc anh sức khỏe và thành công
    trân trọng

  2. Chào anh, trong lúc em đang lang thang tìm cách dịch các thuật ngữ chuyên ngành thì gặp được bài viết của anh. Chân thành cảm ơn anh, bài viết thật sự hữu ích.

    1. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Thực tế mình cũng chỉ mới dịch được ít bài thôi chứ không nhiều. Nếu bạn có thắc mắc gì về thuật ngữ thì đừng ngần ngại liên hệ nhé.

  3. Bài viết rất cần thiết và bổ ích, đây là những kiến thức e đang rất cần ạ. Cảm ơn anh rất nhiều ạ.Nhưng từ mục 14 phần 1 trở đi e k xem được nữa ạ. Anh có thể xem lại k ạ. Em rất muốn được tìm hiểu thêm về HPLC ạ. Rất mong anh giúp đỡ ạ

    1. Chào em, cảm ơn em đã quan tâm đến bài viết. Thú thực là từ bài 14 trở đi anh đang trong giai đoạn dịch tiếp, tuy nhiên cũng vì bận bịu quá nên cũng chưa dành thời gian đăng lên như trước. Em cố gắng tạm thời đọc bài bằng tiếng Anh đi nhé, có gì không hiểu em có thể email hoặc bình luận ở đây để trao đổi. Thân.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.